Ruột bút chì có độc không? 4 thắc mắc thường gặp về bút chì

Ruột bút chì có độc không

Ngòi bút chì có độc không?

Bị bút chì đâm vào tay có sao không?

Đối tượng sử dụng bút chì thường là trẻ em, nhiều nhất là học sinh mầm non và lớp 1. Do vậy, rất nhiều phụ huynh thực sự lo lắng liệu ruột bút chì có độc không? Bé ngậm vào miệng hay đâm vào tay có nguy hiểm không? Bài viết này sẽ làm rõ những vấn đề này để phụ huynh yên tâm hơn khi cho con sử dụng bút chì.

1/ Ruột bút chì có độc không?

Ruột bút chì có độc hại không
Ruột bút chì có độc không? Câu trả lời là không? Chúng chứa than chì chứ không phải chì – một loại kim loại chứa nhiều nguy cơ với sức khỏe con người.

Nếu bạn lo lắng về ngộ độc chì thì không, nó hoàn toàn an toàn. Ruột bút chì không độc. Mặc dù tên gọi là bút chì nhưng không có chì thực sự trong lõi của bút chì. Lõi của hầu hết các loại bút chì chủ yếu được làm từ than chì (một dạng kết tinh của cacbon), cùng với đất sét liên kết.

Khi bột màu chì vẫn còn được sử dụng rộng rãi trong sơn, việc nhai sơn trên vỏ bút chì có thể gây ngộ độc chì. Hàm lượng chì cao trong cơ thể bạn có thể gây ra đủ loại tác động có hại. Nó có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hệ sinh sản, thận và hệ tim mạch. Nó có khả năng có thể giết chết bạn.

Ngày nay việc sử dụng chất màu chì trong sơn nói chung bị cấm. Và vì thế bạn có thể yên tâm. Bị bút chì đâm vào tay có sao không?

Tuy nhiên bút chì vẫn có thể gây nguy hiểm theo cách khác. Đó là đầu nhọn của nó có thể chọc vào mắt, đâm vào da thịt nếu những đứa trẻ vụng về hoặc quá nghịch ngợm. Và nếu những đứa trẻ nghịch ngợm bất chấp như vậy thì chúng sẽ dễ gặp sự cố với bất cứ thứ gì khác (không chỉ là đầu nhọn bút chì). Sự cố do bút chì đem lại rất thấp, thường là những tai nạn bất cẩn đem lại.

2/ Bị bút chì đâm vào tay có sao không? – Ruột bút chì có độc không

Ruột bút chì có độc không
Ruột bút chì có độc không? Một số vết thương nhỏ do ruột bút chì đem lại nếu chúng ta không dùng cẩn thận

Như bạn đã biết việc đâm vào mắt ai đó bằng bút chì có thể nguy hiểm. Màng mắt rất yếu ớt, dễ tổn thương, chỉ là hạt bụi bay vào đã khiến mắt cộm, khó chịu vô cùng huống gì là bị đầu nhọn bút chì chọc trúng. Nếu bị đâm trúng, việc cần làm gấp là đưa nạn nhân đến bệnh viện.

Đừng thấy cây bút chì vô hại mà chủ quan, những đứa trẻ có xu hướng lấy bút chì để chọc vào nhau với mục đích trêu ghẹo, giả làm vũ khí, tự coi mình là cảnh sát hoặc anh hùng để trừng trị kẻ xấu. Trong lúc nghịch đùa, rất dễ gây ra tai nạn. Vì vậy nếu trẻ nhỏ có hành vi đùa nghịch nhau như vậy, tốt hơn hết bạn nên cảnh cáo bé không nên làm vậy. Giải thích về những nguy cơ gặp phải cho bé hiểu. Bị bút chì đâm vào tay có sao không?

Cả với những loại bút có đầu nhọn khác như bút mực, bút bi, chúng cũng sẽ trở thành vật nguy hiểm khi chúng ta sử dụng chúng không đúng mục đích, chơi đùa quá trớn.

=> Ngòi bút chì thường khá sắc và có lúc ta vô tình đâm vào tay mình. Bút chì có thể nguy hiểm, chủ yếu đối với một cá nhân thiếu cẩn thận.

3/ Bút chì trở thành vật nguy hiểm khi ở ngoài vũ trụ – Ruột bút chì có độc không

Một cây bút chì có thể trở nên nguy hiểm khi trong không gian không trọng lực! Có giai thoại rằng NASA đã chi hàng tỷ USD để phát triển một “bút không gian” hoạt động trong môi trường không trọng lực. NASA đã bắt đầu sử dụng bút gel có áp suất nitơ được thiết kế đặc biệt. Sau vụ hỏa hoạn thảm khốc trong sứ mệnh Apollo 1 năm 1967, NASA đã quyết tâm giảm thiểu các vật liệu dễ cháy trên tàu. Những mảnh than chì rất dễ cháy khi bong ra khỏi đầu bút chì và trôi nổi xung quanh không gian.

Bút chì bấm cơ khí TH - 6901 cap cấp
Đầu nhọn của bút chì sẽ trở thành vũ khí nguy hiểm nếu chúng ta đùa nghịch quá trớn

Xem thêm bài viết: Ruột bút chì có độc không

Sự thật về cây bút chì có thể bạn chưa biết

Cách chọn bút chì chuẩn cho học sinh lớp 1 tập viết

4/ Một số câu hỏi khác liên quan đến ruột bút chì liệu có độc hại khi ăn phải hoặc đâm vào tay bạn.

Câu hỏi 4.1: Tôi ăn rất nhiều than chì (bên trong bút chì). Nó có hại không? Ruột bút chì có độc không

Trả lời 1: Không nên ăn than chì từ bút chì vì có thể gây hại cho sức khỏe của bạn. Bút chì dù an toàn để sử dụng nhưng nếu ăn nhiều thì chứa nhiều nguy cơ không tốt cho sức khỏe. Ăn nhiều than chì có thể gây kích ứng đường tiêu hóa, vì vốn chúng không phải vật liệu dùng để làm thực phẩm.

Trả lời 2: Bạn có thể đã mắc một tình trạng gọi là “pica” (nghén), tình trạng này có thể trở nên khá nghiêm trọng. Hầu hết điều này xảy ra ở phụ nữ mang thai, và nguyên nhân (dường như) là do cơ thể bạn cần một chất dinh dưỡng cụ thể. Nó thường tự biến mất, nhưng nếu kéo dài hơn một tháng thì đã đến lúc đi khám bác sĩ. Trong khi đó, hãy uống vitamin tổng hợp hàng ngày và xem liệu nó có giúp ích gì không.

Câu hỏi 4. 2: Em bị đâm vào tay bởi bút chì kim, vết thương cũng đã rửa bằng nước nhưng sáng hôm sau thì vết thương có hơi đau, khi nhấn vào thì càng đau, em cũng đã rửa bằng xà phòng để tránh bị nhiễm khuẩn, điều này có nguy hiểm không ạ?

Ruột bút chì có độc không
Ruột bút chì có độc không? Vết thương do ruột bút chì không đáng ngại nhưng nên cẩn thận vẫn tốt hơn

Trả lời:

Nếu vết thương không có biểu hiện sưng nóng đỏ thì không nguy hiểm vì không có dấu hiệu nhiễm khuẩn và triệu chứng đau chỉ là chấn thương mô mềm mà thôi, hãy xoa dầu ấm kèm massage vài ngày là khỏi. Ngược lại, nếu bên cạnh cảm giác đau mà vết thương kèm thêm sưng nóng đỏ thì là có dấu hiệu nhiễm khuẩn, bạn cần đến cơ sở y tế gần nhà để được thăm khám và điều trị thích hợp.

5/ Mua bút chì chất lượng tốt, an toàn với trẻ tại đâu?

Bạn có thể mua một cây bút chì rất dễ dàng từ các cửa hàng bán văn phòng phẩm. Tuy nhiên, nếu bạn lo lắng về nguồn gốc của những cây bút chì có thể chứa thành phần độc hại chưa qua kiểm định chặt chẽ. Thì bạn có thể đến với VPP Sơn Ca của chúng tôi. Sơn Ca cung cấp các loại bút chì từ thương hiệu có tiếng, nguồn gốc rõ ràng và an toàn.

Hộp bút chì 2B deli
Hộp bút chì 2B deli – Sản phẩm có bán tại Sơn Ca

Bút chì đen 2B thân vàng Gstar (loại tốt) – 4.500 đ/c

Bút chì chuốt Staedtler 134 – 3.900đ/c

Ruột chì 2B Ruike giá 3.500

RUỘT CHÌ 0.2MM 2B PENTEL (HÀNG NHẬT) giá 44.000

Gọi đặt hàng/ tư vấn sản phẩm tại: 0768.237.247 – 0769.237.247

Kết luận: Ruột bút chì có độc không?

Ruột (lõi, đầu) hay ngòi bút chì không hề độc hại, không gây nguy hiểm. Tuy vậy, cần cẩn thận khi sử dụng. Bởi bất kì món đồ dù vô hại nhưng nếu con người không cẩn thận thì đều có khả năng trở thành vật có hại. Nhớ nhắc nhở các bé không dùng chọc nhau, không nhai cắn (cả lõi và vỏ bút) vừa đảm bảo độ bền bút, vừa an toàn để sử dụng.

Tag: ngòi chì, mua ở đâu, nơi bán,

2 thoughts on “Ruột bút chì có độc không? 4 thắc mắc thường gặp về bút chì

  1. Phong Cầm says:

    Làm thế nào để kiểm tra độ tinh khiết của than chì?
    Hiện nay việc đo độ tinh khiết của than chì hầu hết được tính bằng phương pháp bay hơi ở nhiệt độ cao, tức là theo giá trị bay hơi khi than chì bị oxy hóa thành carbon dioxide ở nhiệt độ cao.
    1. Đầu tiên, sử dụng cân điện tử để cân chính xác hai mẫu (gram) bột than chì, cho 1 mẫu vào chén sứ có nắp, 1 mẫu than chì còn lại vào đĩa (ko nắp) có trọng lượng đã biết rồi nướng trong lò sấy ở nhiệt độ 105°C đến khi khối lượng không đổi, ghi riêng trọng lượng 2 mẫu bột G1, G2.
    2. Đặt mẫu G 1 (trong chén sứ có nắp) vào lò nung ở nhiệt độ cao. Ở nhiệt độ không đổi 950°C, dùng đồng hồ bấm giờ để đếm trong 7 phút, sau đó lấy ra trong bình hút ẩm, để nguội đến nhiệt độ phòng rồi cân khối lượng bột than chì G3.
    3. Đặt mẫu G2 (ko ắp) vào lò nung nhiệt độ cao ở 950°C trong 90 phút, sau đó lấy bột than chì ra và làm nguội đến nhiệt độ phòng. Lúc này trọng lượng của vật liệu chính là trọng lượng G4.
    4. Đầu tiên, tính hàm lượng bay hơi của bột than chì V (%) = (G1-G3)/ G1×100%, sao đó cho công thức tính độ tinh khiết của bột than chì C(%)=[(G2-V-G4 ) /G2]×100%.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *