Người dùng quan tâm tới: Cách đổ mực con dấu, Cách đổ mực dấu, Cách đổ mực con dấu tròn, Cách đổ mực con dấu vuông, Cách đổ mực con dấu shiny, Cách đổ mực con dấu chữ nhật, nơi bán mực đổ con dấu…
Ngày nay, con dấu trở nên phổ biến hơn khi không chỉ cơ quan nhà nước, công ty sử dụng với mục đích chứng thực, pháp lí mà con dấu còn được dùng để in thương hiệu quán xá, cá nhân người sở hữu nó.
Con dấu ngày càng đa dạng về hình thức, phong cách hơn. Nó cũng đa dạng về kích cỡ và là công cụ giá rẻ, dễ dàng mua được để tạo ra các dấu ấn mang đậm phong cách cá nhân như: con dấu của các cửa hàng gửi tới khách hàng, dấu trên các sản phẩm thủ công…
Tùy vào mỗi loại con dấu lại có các cách đổ mực khác nhau mà nếu không biết, bạn có thể tháo bung con dấu ra vẫn không biết cách đổ ở đâu. Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn một cách chi tiết cho việc đổ mực con dấu, thêm mực con dấu.
1/ Các loại con dấu phổ biến hiện nay – 2024
Trong các cơ quan Nhà nước, con dấu thường được làm theo khắc dấu gỗ, con dấu nổi trên chất liệu gỗ, kim loại. Đối với doanh nghiệp, thường khắc dấu hộp liền mực, chất liệu trên nền cao su.
Có 2 loại con dấu cơ bản là con dấu pháp lý và con dấu không mang tính pháp lý.
– Con dấu pháp lý: Là con dấu thuộc sự quản lý của cơ quan Nhà nước, được phát hành theo quy định và sự quản lý của Nhà nước. Con dấu này được sử dụng riêng biệt với từng chức năng nhiệm vụ và giúp xác nhận được tính pháp lý của các văn bản, tài liệu do cơ quan Nhà nước ban hành.
– Con dấu không mang tính pháp lý: Là các loại con dấu không thể hiện tính đại diện cho cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp hay doanh nghiệp nào. Nội dung thể hiện trên con dấu tùy thuộc vào người yêu cầu khắc, thậm chí còn có cả logo riêng.
Ví dụ một số loại con dấu không mang tính pháp lý: Dấu chức danh, dấu tên; Dấu phòng, ban; Dấu sao y bản chính; Dấu “đã thu tiền”, “đã chi tiền”; Dấu ngày tháng năm; …
Đối với doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp, hiện nay, con dấu vẫn là một công cụ bắt buộc. Sau khi thành lập và có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp tiến hành thủ tục khắc dấu với các đơn vị được khắc dấu theo quy định và thông báo mẫu con dấu với cơ quan có thẩm quyền. Con dấu bao gồm các nội dung về tên doanh nghiệp, mã số thuế (mã số doanh nghiệp) và địa chỉ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp (cấp huyện, tỉnh). Đây là con dấu có giá trị pháp lý và thường khắc dạng dấu tròn, dấu liền mực đỏ.
– Theo chất liệu làm thì ta cũng có thể phân ra các loại như: con dấu gỗ, con dấu nhựa, con dấu thạch cao, con dấu bằng đồng …
– Theo hình dáng: con dấu tròn, con dấu vuông, con dấu chữ nhật con dấu trái tim, con dấu ngôi sao…
– Theo cách sử dụng mực thì có 3 loại: loại con dấu truyền thống (1 lần đóng dấu là 1 lần chấm mực, tay cầm gỗ), loại con dấu dùng mực in sẵn (tức là mực được bôi lên bề mặt con dấu, dùng hết lượt mực lại bôi lại lượt khác, một lượt bôi mực có thể sử dụng được ngàn lượt đóng dấu), loại con dấu dùng khay mực (hết mực thì đổ mực vào khay)
2/ Cách đổ mực con dấu – Đổ mực con dấu sử dụng khay mực có thể lấy ra (self inking stamp)
Đây là loại con dấu phổ biến nhất hiện nay trên thị trường. Vì giá rẻ, dễ đổ mực, nét in từ con dấu khá rõ ràng, tiện lợi để sử dụng nên trở thành lựa chọn cho nhiều cá nhân, doanh nghiệp.
- Đẩy nhẹ con dấu xuống (ấn các nút ở bên cạnh để khóa vào vị trí nếu có, nếu không có nút khóa vị trí thì cứ ấn bằng tay để lộ khay đựng mực con dấu).
- Kéo miếng đệm mực ra (hoặc có thể gọi là khay đựng mực của con dấu).
- Nhỏ 10 – 20 giọt mực lên mặt mực của miếng mực.
- Sau khi mực đã thấm vào miếng đệm mực, hãy đẩy miếng đệm mực vào lại.
3/ Cách đổ mực con dấu – Đổ mực con dấu sử dụng khay mực không thể lấy ra
Một số loại con dấu cố định khay đựng mực bên trong, bạn không thể rút nó ra để tra mực vào mà phải thông qua các lỗ tiếp mực của nó.
Kiểu A – Size 305, 325, PCM, PCL = 3-4 Giọt
Kiểu B
– Size 115, 125, 145 = 4-6 Giọt
– Size 185, 265 = 6-8 Giọt
– Size 165, 535, 655 = 8-10 Giọt
– Size 720 = 10-12 Giọt
Kiểu C
– Size 245 = 10-12 Giọt
– Size 225 = 12-14 Giọt
– Size 275 = 15-20 Giọt
– Size 700, 750, 800 = 20-24 giọt
4/ Cách đổ mực con dấu – Đổ mực con dấu in sẵn (pre inked stamp)
– Con dấu dùng mực ngoài (con dấu in sẵn, con dấu sẵn mực) là loại con dấu có bình chứa mực gốc dầu được tích hợp trực tiếp vào mặt in, nghĩa là không cần có miếng mực riêng như con dấu có khay mực. Bình chứa mực này có công thức đặc biệt để khuôn cao su chứa đầy lỗ nhỏ hấp thụ mực nhằm tạo ra những ấn tượng sắc nét, rõ ràng.
– Con dấu dùng mực ngoài không sử dụng khuôn cao su. Loại này cho phép các giọt mực thấm qua vùng lấy dấu từ bình chứa mực phía sau con dấu.
– Con dấu dùng mực ngoài sử dụng mực gốc dầu lỏng. Chúng yêu cầu sử dụng cùng màu với mực ban đầu bạn đã sử dụng. Bạn phải sử dụng loại mực dành riêng cho con dấu của hãng sản xuất.
– Các nhà sản xuất thậm chí còn cam kết 1 lần tra mực có thể in được 20.000 lượt mới phải tra mực tiếp.
Cách đổ mực con dấu dùng mực ngoài cũng khá đơn giản với các bước sau:
- Lắc lọ mực để đảm bảo mực được trộn đều.
- Mở nắp lọ mực với đúng màu mực cần dùng.
- Giữ con dấu lộn ngược – với vùng mặt in hướng lên trên.
- Bóp nhẹ lọ mực lên trên các chữ nổi. Để yên qua đêm. Hôm sau, khi sử dụng lại, nhớ dùng ra nháp 1,2 lượt in đầu tiên để tránh mực thừa, nhòe.
5/ Loại con dấu nào tốt hơn?
- Con dấu sử dụng khay mực là loại con dấu phổ biến nhất trên thị trường. Và được thiết kế để giúp việc đóng dấu trở nên dễ dàng, hiệu quả và giá cả phải chăng. Vì không cần phải đổ mực lại giữa các lần in nên con dấu sử dụng khay mực có thể tạo ra hàng nghìn lượt in liên tiếp, giúp bạn tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
Chúng là sự lựa chọn đáng tin cậy cho cả nhu cầu chuyên nghiệp và cá nhân. Vì con dấu sử dụng khay mực sử dụng mực gốc nước nên có thể bị nhòe trên các bề mặt bóng. Nên chúng không thích hợp cho các bề mặt nilon, kính, đồ trơn trượt khác… Tuy nhiên, với nhu cầu sử dụng giấy thông thường thì chúng hoàn toàn sắc nét, sử dụng ổn định.
Loại này có thể dùng mực đổ con dấu của hãng khác, cũng có thể thay đổi màu mực sang màu khác sau khi rửa sạch khay mực cũng như mặt in dấu.
- Con dấu sử dụng mực in sẵn mang lại ấn tượng chất lượng tốt nhất. Và có thể đạt được mức độ chi tiết cao nhất. Nét in sắc nét đậm màu như các bản in được in bằng máy thay vì được đóng dấu. Tồn tại được trên các bề mặt bóng và trơn. Con dấu sử dụng mực in sẵn được đề xuất cho các dự án hoặc bất kỳ thiết kế nào đòi hỏi độ chính xác. Tuy nhiên, giá cả sẽ đắt đỏ và phải sử dụng đúng loại mực từ nhà sản xuất con dấu.
Loại này không thể thay đổi màu mực trước đó.
6/ Làm sạch con dấu như thế nào?
Đôi khi, bạn có thể thấy xơ vải hoặc bụi giấy trên bề mặt con dấu của mình. Đơn giản chỉ cần dán một miếng băng dính lên phần chữ của con dấu, chà ngón tay lên băng, sau đó gỡ băng ra. Băng sẽ loại bỏ cặn.
Nếu muốn làm sạch sâu hơn, bạn nên để ngửa con dấu, điều này khiến mực không chảy ra ngoài. Khiến việc làm sạch khó hơn mà còn dễ dàng để làm sạch hơn.
Bạn có thể dùng khăn ướt để lau sạch mặt con dấu. Hoặc dùng bàn chải đánh răng chà nhẹ nhàng rồi dùng khăn ướt lau lại.
7/ Mua con dấu và mực đổ con dấu ở đâu?
Con dấu, mực con dấu và các đồ văn phòng khác luôn có sẵn ở cửa hàng VPP. Hoặc trên các sàn thương mại điện tử. Tại cửa hàng VPP trực tuyến, Sơn Ca có bán các loại con dấu phổ biến trên thị trường. Bao gồm con dấu Shiny, mực con dấu Shiny, con dấu Horse, mực con dấu Horse, mực dấu không phai…
Sản phẩm có giá bán rẻ hơn khi mua lẻ tại cửa hàng. Có chiết khấu đơn hàng lớn, có giao hàng tận nơi như:
Con dấu đã thanh toán giá 75.000 vnd
Con dấu ĐÃ THU TIỀN giá 75.000 vnd
Con dấu tên Shiny S222 giá 72.000 vnd
Mực đổ con dấu Shiny giá 36.900 vnd
Dịch vụ khắc dấu chữ ký và dấu chức danh (gọi liên hệ) giá 89.000 – 110.000 vnd
Bài viết liên quan: Khắc dấu công ty cần giấy tờ gì?
Văn phòng phẩm Sơn Ca vừa gửi tới các bạn đọc bài viết 3 cách đổ mực con dấu. Với các loại con dấu thông dụng hiện nay. Nếu quý bạn đọc có thắc mắc về sản phẩm. Hoặc gặp khó khăn trong quá trình sử dụng sản phẩm. Cần tư vấn sản phẩm bạn có thể để lại bình luận dưới bài viết. Hoặc gọi ngay cho chúng tôi thông qua số hotline ghim đầu trang: VPP SƠN CA
Mong bài viết hữu ích với quý vị,
Tag: cách đổ mực con dấu