Giấy in – Photo là sản phẩm thiết yếu của mỗi văn phòng. Việc chọn được loại giấy phù hợp, giá cả phải chăng và đặc biệt là không độc hại đối với người sử dụng luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của Quý khách hàng.
Văn phòng phẩm Sơn Ca với tiêu chí “Giá cả cạnh tranh – Dịch vụ xuất sắc” luôn giương cao khẩu hiệu “Bạn cứ việc làm tốt, văn phòng phẩm để chúng tôi lo”. Ngoài các sản phẩm bày bán trên website, các bạn có thể liên hệ với chúng tôi khi có nhu cầu về bất kỳ sản phẩm nào. Sơn Ca luôn đồng hành cùng Quý khách.
Các loại giấy văn phòng bao gồm: Giấy A3, giấy A4 và giấy A5. Các loại giấy khác được sử dụng ít hơn.
Một số hãng giấy mà Sơn Ca thường bán bao gồm:
- Giấy Double A: Giấy cao cấp, được sử dụng gần như khắp thế giới. Chất lượng tuyệt vời
- Giấy PaperOne: Đây cũng là một loại giấy tốt, được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam.
- Giấy IK Plus: Chất lượng đảm bảo, ít kẹt giấy.
- Giấy Excel: Giá rẻ, chất lượng đảm bảo. Giấy Excel là loại giấy được tiêu thụ mạnh nhất do giá rất rẻ nhưng chất lượng không thua kém các loại giấy thương hiệu.
Giấy in là gì?
Giấy in là loại giấy được sử dụng để in báo, tạp chí, catalog, sách, vở, in tài liệu văn phòng, biểu mẫu kinh doanh, hành chính văn phòng…. Theo một thống kê năm 2000, khoảng 1/3 tổng số bột giấy được dùng để sản xuất giấy in. Bột giấy được sử dụng trong giấy in được chiết xuất từ gỗ, sử dụng một quá trình cơ khí và hóa học.
Tiêu chuẩn của giấy in
ISO 216:2007 là tiêu chuẩn quốc tế hiện tại dành cho kích thước của giấy in. Tiêu chuẩn này kích thước của giấy in theo những gì mà ISO gọi là các định dạng A, B và C.
Không phải tất cả các quốc gia theo tiêu chuẩn ISO 216. Chẳng hạn Bắc Mỹ sử dụng những thuật ngữ nhất định để mô tả kích thước giấy. Chẳng hạn như Letter, Legal, Junior Legal, và Ledger hay Tabloid.
Kích thước | Rộng x Cao (mm) | Rộng x Cao (in) | Tỉ lệ khung hình |
---|---|---|---|
Half Letter | 140 x 216 mm | 5.5 x 8.5 in | 1:1.5455 |
Letter | 216 x 279 mm | 8.5 x 11.0 in | 1:1.2941 |
Legal | 216 x 356 mm | 8.5 x 14.0 in | 1:1.6471 |
Junior Legal | 127 x 203 mm | 5.0 x 8.0 in | 1:1.6000 |
Ledger/Tabloid | 279 x 432 mm | 11.0 x 17.0 in | 1:1.5455 |
Phần lớn các loại giấy in cũng không theo các tiêu chuẩn ISO. Mà có các đặc thù tuân theo các tiêu chuẩn công nghiệp dẫn đầu. Các tiêu chuẩn này bao gồm độ bám mực, độ nhạy sáng. Độ chống nước, độ tương thích nhiệt hay lớp phủ PSA. Và độ láng hay độ sần của bề mặt.
Ngoài ra, Viện tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ (ANSI) cũng định nghĩa một loạt các kích cỡ giấy. Trong đó cỡ A là cỡ nhỏ nhất. Và cỡ E là cỡ lớn nhất. Những kích thước này có tỉ lệ khung hình 1:1.2941 và 1:1.5455.
Kích cỡ ANSI | Rộng x Cao (mm) | Rộng x Cao (in) | Tỉ lệ khung hình | Gần nhất với kích thước ISO |
---|---|---|---|---|
A | 216 x 279 mm | 8.5 x 11.0 in | 1:1.2941 | A4 |
B | 279 x 432 mm | 11.0 x 17.0 in | 1:1.5455 | A3 |
C | 432 x 559 mm | 17.0 x 22.0 in | 1:1.2941 | A2 |
D | 559 x 864 mm | 22.0 x 34.0 in | 1:1.5455 | A1 |
E | 864 x 1118 mm | 34.0 x 44.0 in | 1:1.2941 | A0 |
Tiêu chuẩn Việt Nam
Thông số kỹ thuật | Độ kháng uốn MD/CD | Đơn vị | Mức A | Mức B | Phương pháp |
---|---|---|---|---|---|
Chất liệu | gsm | 80-120 | 60-80 | TCVN 1270:2000 | |
Độ bền ≥ | mN.m2/g | TCVN 3229:2000 | |||
MD | 5.7 | 4.1 | |||
CD | |||||
Sức xé ≥ | m | TCVN 1862:2000 | |||
MD | 3800 | 3200 | |||
CD | 2200 | 1800 | |||
Độ thấm nước
Độ hút nước 60 |
g/m2 | 23 | 23 | TCVN 6726:2000 | |
Độ trắng ISO ≥ | % | 78 | 70 | TCVN 1865:2000 | |
Độ cản quang ≥ | % | 85 | 85 | TCVN 6728:2000 | |
Độ nhám bề mặt Bendtsen ≥ |
ml/ minute |
280 | 400 | TCVN 3226:2001 | |
Độ tro ≥ | % | 3 | 3 | TCVN 1864:2001 | |
Độ ẩm | % | 7±1 | 7±1 | TCVN 1867:2001 |
Lịch sử của giấy in
Giấy in có từ những năm 220 trước Công Nguyên. Thời nhà Hán ở Trung Quốc có một người tên là Thái Luân đã làm ra giấy bằng cách sử dụng “vỏ cây. Vỏ quả gai dầu, mảnh vải vụn và lưới đánh cá. Phương pháp làm giấy của Thái Luân nhận được nhiều lời khen. Do ông đã tạo ra một thứ viết lên tiện lợi hơn viết lên vải lụa, thanh tre, những thứ dùng để viết chữ Hán truyền thống.
Mặt khác, các chứng cứ khảo cổ học cho thấy quân đội cổ đại Trung Quốc đã sử dụng giấy hàng trăm năm. Trước khi có loại giấy do Thái Luân phát minh ra. Và những chiếc bản đồ từ đầu thế kỷ thứ hai sau Công Nguyên cũng được làm từ giấy. Điều này cho thấy rằng việc làm của Thái Luân không phải là một phát minh. Mà là một sự cải tiến của quá trình làm ra giấy. Ngày nay, thậm chí với sự xuất hiện của những máy móc, thiết bị hiện đại để sản xuất giấy. Phần lớn quá trình vẫn liên quan đến những bước mà Thái Luân đã thực hiện. Đó là quá trình ngâm những tấm sợi len trong nước, gạn nước. Và sau đó sấy khô để trở thành những tấm mỏng.
Vào năm 1690, nhà máy giấy đầu tiên tại Mỹ được William Rittenhouse thành lập. Nhà máy này đã trở thành đơn vị sản xuất giấy lớn nhất nước Mỹ trong hơn trăm năm. Cho đến khi nhiều nhà máy khác mọc lên. Bao gồm nhà máy của William Bradford, cung cấp giấy cho báo New York Gazette.